Tìm hiểu tầm quan trọng của đơn xin việc

Hãy dùng từ ngữ thật chuẩn xác. Ví dụ: nếu bạn đưa tính cách “nhạy cảm” vào công việc kỹ thuật thì không mấy hiệu quả bằng từ “cẩn thận” hoặc “chuyên nghiệp”. Vẫn tiếp tục nói

Phần chào hỏi

Đây là phần trọng tâm nhất mà nhà tuyển dụng có thể nhìn vào và đánh giá bạn. Bạn hãy thể hiện sự lịch sự trong lời chào độc đáo của riêng mình. Trong trường hợp bạn vẫn chưa biết tên vị giám đốc hoặc người trực tiếp làm việc với bạn thì bạn có thể viết “Kính thưa giám đốc nhân sự”… Đừng bao giờ quên viết phần chào hỏi gây ấn tượng này.


Phần mở đầu

Trong những dòng đầu tiên này, bạn cần phải làm nổi bật lên vai trò của công ty bằng việc nói lên lý do tại sao bạn lại biết công ty, bạn biết thông tin tuyển dụng qua phương tiện thông tin nào. Điều này thực sự quan trọng bởi đây là điểm nhà tuyển dụng căn cứ vào để đánh giá vốn hiểu biết cũng như sự quan tâm của bạn. Những câu giới thiệu đầu tiên bao giờ cũng được chú ý nhất do vậy bạn hãy thể hiện sự hiểu biết, lịch sự của mình và nhất là đề cao một chút thương hiệu của công ty bạn đang muốn dự tuyển.

– Dòng thứ 2 của bạn cố gắng nêu bật được khả năng của bạn là tương xứng với yêu cầu của vị trí mà công ty đang cần tuyển. Hãy chứng minh cho “người chủ” của bạn biết nếu họ sử dụng bạn thì họ sẽ có những lợi ích gì. Bạn cũng có thể bắt đầu dòng thứ 2 bằng cách bày tỏ nhu cầu bản thân, ví dụ “Thông tin tuyển dụng của các anh đăng trên tờ báo (Nhân Dân) là một niềm vui lớn đối với tôi, và là công việc phù hợp với năng lực của tôi”. Khi nói về điều này bạn nhớ phải nêu lên những khả năng, kinh nghiệm đã có để chứng tỏ điều bạn nói. Tốt nhất là nên gửi kèm hồ sơ xin việc một bản tóm tắt về quá trình nghiên cứu và hoạt động của bản thân trong những năm qua. Kinh nghiệm đã có là một yếu tố quan trọng mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng đề cao, nhớ nhấn mạnh những kỹ năng làm việc có thể làm lợi cho công ty mà bạn đang xin vào.

Phần giới thiệu bản thân

Để có điều gì đó thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng bạn là người thích hợp nhất mà họ lựa chọn thì bạn phải có cách để “lăng xê” bản thân mình. Cho họ biết về kỹ năng, phẩm chất đạo đức, tính chuyên nghiệp… trong đơn xin việc. Những sự kiện đã từng trải qua có thể là ví dụ sinh động làm cho nhà tuyển dụng tin bạn. Họ cần phải biết phẩm chất của bạn có thích hợp cho công việc không và thích hợp ở mức độ nào.

Hãy dùng từ ngữ thật chuẩn xác. Ví dụ: nếu bạn đưa tính cách “nhạy cảm” vào công việc kỹ thuật thì không mấy hiệu quả bằng từ “cẩn thận” hoặc “chuyên nghiệp”. Vẫn tiếp tục nói đến những hiểu biết của bạn về công ty, những dự án thành công mới đây của công ty. Nhà tuyển dụng sẽ thấy được “tâm huyết” và mong muốn của bạn được làm việc ở công ty. Như vậy bạn nên bỏ chút thời gian để tìm hiểu về công ty trước khi bạn đến nộp hồ sơ.

Vấn đề thù lao là yếu tố nằm trong sự thoả thuận mà không thể bỏ qua. Bạn cần phải biết sức lực của mình bỏ ra mình sẽ được đáp lại cái gì, do vậy số lương mà bạn nhận được là một vấn đề có thể giúp bạn tăng hoặc giảm hứng thú làm việc. Nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn số lương mà bạn muốn có thì đừng ngại ngần đưa ra khoản tiền mà bạn nghĩ mình có thể đạt được. Hãy mềm dẻo trong khi thương lượng tiền lương vì đây là vấn đề tế nhị và có thể thay đổi được.

Phần kết thúc

Phần cuối cùng là chỗ thích hợp nhất để bạn bày tỏ mong muốn được nhận vào vị trí mà công ty đang cần, cố gắng thể hiện một sự hứa hẹn vững chắc. Nhưng lưu ý đừng thể hiện một sự “cam đoan” vì có thể nhà tuyển dụng đã nhìn thấy lợi ích từ bạn và họ nhìn nhận bạn chính là người mà họ đang cần tìm.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *